HÔ TRỢ DOANH NGHIỆP


chương trình ưu đãi dịch vụ báo cáo tài chính

Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại năm 2019 mới nhất áp dụng thông tư 133 và thông tư 200

Cách hạch toán chiết khấu thương mại nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133:

Hạch toán khoản Chiết khấu thương mại vào TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết theo TK cấp 2 phù hợp) và cuối kỳ kế toán, không cần phải kết chuyển sang TK 511 vì khi phát sinh chiết khấu thương mại đã hạch toán vào bên Nợ TK 511.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200:

Hạch toán khoản Chiết khấu thương mại vào TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (chi tiết TK 5211 – Chiết khấu thương mại) và cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số chiết khấu thương mại (TK 5211 ) phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211)

Chiết khấu thương mại có 3 hình thức hạch toán chiết khấu thương mại  cụ thể như sau:

– Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số

– Chiết khấu thương mại áp dụng theo từng lần mua

– Chiết khấu thương mại khi kết thúc chương trình khuyến mại

1/ Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số

Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số:
Với trường hợp này, các lần mua hàng trước kế toán viết hóa đơn theo giá niêm yết (giá chưa trừ chiết khấu). Số tiền chiết khấu được điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua hàng cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Lưu ý: Nếu hóa đơn cuối cùng có giá trị nhỏ hơn giá trị chiết khấu thì kế toán viết chiết khấu cho hóa đơn mua hàng kỳ sau hoặc viết hóa đơn riêng về khoản chiết khấu còn lại.
Bên bán:
– Trong những lần bán hàng đầu tiền, trên hóa đơn ghi giá bán chưa trừ chiết khấu, kế toán hạch toán như bán hàng bình thường.
– Trong lần bán hàng cuối cùng, nếu kế toán viết hóa đơn chiết khấu cho toàn bộ quá trình bán hàng (từ lần bán đầu tiên đến lần bán cuối cùng), căn cứ vào hóa đơn, kế toán phản ánh như sau:
+ Phản ánh doanh thu bán hàng của lần mua hàng sau cùng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131..: Tổng số tiền chưa trừ chiết khấu
Có TK 511: Doanh thu chưa trừ chiết khấu (chưa có thuế )
Có TK 333 -Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).
+ Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại cho cả quá trình mua hàng, ghi:
Nợ TK 5211-Chiết khấu thương mại (chưa có thuế) (nếu công ty áp dụng Thông tư 200)
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chưa có thuế) (nếu công ty áp dụng Thông tư 133)
Nợ TK 333 : Số tiền thuế được điều chỉnh giảm tương ứng với khoản chiết khấu
Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền chiết khấu.
Lưu ý: Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu , chiết khấu thương mại bao gồm cả thuế phải nộp.
Bên mua:
– Trong những lần mua hàng đầu tiền, trên hóa đơn ghi giá bán chưa trừ chiết khấu, kế toán hạch toán như mua hàng bình thường.
– Trong lần mua hàng cuối cùng, nếu kế toán bên bán viết hóa đơn chiết khấu cho toàn bộ quá trình mua hàng (từ lần mua đầu tiên đến lần mua cuối cùng), căn cứ vào hóa đơn, kế toán phản ánh như sau:
+ Phản ánh giá trị hàng mua tại lần mua sau cùng, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, …: Theo trị giá mua chưa được chiết khấu (chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với giá mua chưa chiết khấu
Có các TK  111, 112, 331 : Tổng thanh toán chưa chiết khấu.
+ Khoản chiết khấu thương mại, kế toán phải căn cứ vào hóa đơn, căn cứ vào số lượng hàng được hưởng chiết khấu còn tồn kho hay đã sử dụng hay đã bán để hạch toán:
Nợ các TK 111, 112: Nếu được bên bán thanh toán bằng tiền
Nợ TK 331: Nếu đối trừ công nợ
Có các TK 152, 153, 156 (nếu hàng mua còn tồn kho)
Có các TK 621, 623, 627 (nếu hàng mua đã xuất dùng cho sản xuất) (TT200)
Có TK 154 (nếu hàng mua đã xuất dùng cho sản xuất) (TT133)
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang  (nếu hàng mua đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu hàng mua đã tiêu thụ trong kỳ)
Có các TK 641, 642 (nếu hàng mua dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp) (TT200)
Có TK 642 (6421, 6422) (nếu hàng mua dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp) (TT133)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với số tiền chiết khấu.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trị giá hàng mua bao gồm cả thuế GTGT.
 
2/ Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số
Giá bán trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu (không thể hiện trên hóa đơn). Doanh thu được phản ảnh là doanh thu thuần (đã trừ chiết khấu thương mại), nên khi hạch toán không thể hiện khoản chiết khấu thương mại.
Bên bán:
Không hạch toán chiết khấu thương mại, chỉ ghi nhận doanh thu và giá vốn tương ứng hàng bán ra:
– Phản ánh giá vốn hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 155, 156,…
– Phản ánh doanh thu hàng bán, ghi:
Nợ các TK111,112,131,…:Tổng số tiền trên hoá đơn
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế )
Có TK 333 -Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).
Lưu ý: Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp.
Bên mua:
Ghi nhận hàng mua vào như hàng mua không hưởng chiết khấu:
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, … : Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK1331 – Thuế GTGT được khấu từ
Có các TK 111,112, 331,…: Tổng giá thanh toán.
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, … : Giá mua đã có thuế GTGT
Có các TK 111,112, 331,…: Tổng giá thanh toán
 
3/ Cách hạch toán chiết khấu thương mại khi kết thúc chương trình khuyến mại
Với trường hợp này khi bán hàng kế toán viết hóa đơn theo giá bán niêm yết (giá chưa trừ chiết khấu), khi kết thúc chương chiết khấu hàng bán, kế toán lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh đối với những khách hàng đạt điều kiện được hưởng chiết khấu.
 
Ví dụ 2: Chiết khấu thương mại khi kết thúc chương trình khuyến mại:
 
Công ty cổ phần ABC  có chương trình chiết khấu từ ngày 1/06/2017 đến 30/06/2017: Mua 20 bộ điều hòa Daikin trị giá 10.000.000 đ/bộ (giá chưa có thuế GTGT 10%), được hưởng chiết khấu thương mại 20% trên giá bán chưa thuế GTGT (2.000.000 đ/bộ chưa thuế GTGT). Nếu kết thúc chương trình  tức là hết ngày 30/06/2017 khách hàng nào đạt được chỉ tiêu sẽ được hưởng chiết khấu thương mại.
 
Từ ngày 1/6/17 đến 30/6/17, nếu bên mua mua hàng, công ty Công ty cổ phần ABC viết hóa đơn bán hàng và hạch toán kế toán như bình thường (với giá bán chưa chiết khấu)
 
Kết thúc chương trình, ngày 30/6/17. Nếu khách nào đạt tiêu chuẩn hưởng chiết khấu thì Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn điều chỉnh như sau:
cách hạch toán chiết khấu thương mại
 
Tại công ty cổ phần ABC (bên bán)
 
Phản ánh chiết khấu thương mại, ghi:
 
Nợ TK 5211- Chiết khấu thương mại: 40.000.000 đ (Theo Thông tư 200)
 
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 40.000.000 đ (Theo Thông tư 133)
 
Nợ TK 33311: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm: 4.000.000 đ
 
Có TK 131 (chi tiết khách hàng): 44.000.000 đ.
 
Tại bên mua (bên được hưởng chiết khấu thương mại) (bên mua)
 
Với giả sử điều hòa mua về để bán và đã bán được 05 bộ (còn tồn 15 bộ), số tiền chiết khấu được đối trừ vào công nợ
 
Phản ánh số chiết khấu thương mại, ghi:
 
Nợ TK 331 (chi tiết cty ĐLVN): 44.000.000 đ
 
Có TK 156 (chi tiết Máy điều hòa Daikin): 15 bộ tồn kho x 2.000.000đ = 30.000.000 đ
 
Có TK 632: 5 bộ đã bán x 2.000.000 đ = 10.000.000 đ
 
Có TK 1331 (thuế tương ứng với tổng số tiền chiết khấu): 4.000.000 đ.

 

Bạn có thắc mắc gì muốn được giải đáp hãy để lại ý kiến ( Họ tên, Số điện thoại hoặc Email, câu hỏi) của mình dưới dưới phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn !

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

0972.868.960