Bảng chấm công cần thiết cho các doanh nghiệp, trách nhiệm ghi ngày công, ngày nghỉ thuộc về nhân viên chấm công. Người lập bảng cần dựa vào những thông tin chính xác về việc đi làm của nhân viên trong tháng để tính lương cho nhân viên.
Mẫu bảng chấm công trên excel năm 2020 được lập dưới dạng bảng tính Excel hoặc trong Word, quản lý ngày công nhân viên trong tháng, với tất cả nhân viên công ty kèm theo họ tên và chức vụ. Việc quản lý ngày công gồm các khoản mục như: ngày đi làm, nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ thai sản, nghỉ lễ, nghỉ không lương...

Phương pháp chấm công dựa trên mẫu bảng chấm công trên excel năm 2020
Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
Cần chú ý 2 trường hợp:
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
- Chấm công theo giờ:
Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
- Chấm công nghỉ bù:
Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm "NB" và vẫn tính trả lương thời gian.
mẫu bảng chấm công 2019
c hướng dẫn e làm bảng lương với c
mẫu chấm công execl
tai mau cham cong ve su dung
xin bảng châm công