Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 dành cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh, cư trú, không cư trú, đầu tư vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thừa kế, quà tặng
Rất nhiều cá nhân phải đóng thuế TNCN nhưng đều không nắm rõ về cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020 cũng như không hiểu bản chất của thuế thu nhập cá nhân là gì thì bài viết này chúng tôi sẽ tóm lược toàn bộ các vấn đề liên quan tới thuế thu nhập cá nhân để các bạn có thể hình dung được
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu được đánh trực tiếp vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân, và căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân được chia thành 2 loại đó chính là thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên
Thu Nhập thường xuyên |
Thu nhập không thường xuyên |
Thu nhập từ kinh doanh |
Thu nhập từ đầu tư vốn |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công |
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn |
|
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản |
|
Thu nhập từ trúng thưởng |
|
Thu nhập từ bản quyền |
|
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại |
|
Thu nhập từ thừa kế |
|
Thu nhập từ quà tặng |
Cá nhân cư trú |
Cá nhân không cư trú |
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên: Trong 12 tháng liên tục hoặc trong năm dương lịch -Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam: Tạm trú, thường trú, hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên, Như vậy trong thực tế sẽ có người nước ngoài thuê nhà 6 tháng ở Việt Nam, nhưng thực tế có mặt ở Việt Nam ít hơn 183 ngày sẽ vấn là đối tượng cư trú nếu họ không chứng minh được họ là đối tượng cư trú ở một nước nào khác trong năm đó
|
Không đáp ứng đủ điều kiện |
Là thời điểm doanh nghiệp trả thu nhập cho người nộp thuế được quy định tại điểm b khoản 2 điều 8 của thông tư 111/2013/TT-BTC
Ví dụ: Tiền lương của a Hải tháng 4/2019 trả vào tháng 6/2019 thì tình vào thu nhập chịu thuế của tháng 6/2019
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần)
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được – các khoản miễn thuế
Trong đó:
- Các khoản giảm trừ:
+ Giảm trừ gia cảnh: Bao gồm Giảm trừ bản thân: 11tr/tháng, Giảm trừ người phụ thuộc: 4,4tr/người/tháng (hướng dẫn tại khoản 1 điều 9 của thông tư 111/2013/TT-BTC)
+ Giảm trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN(hướng dẫn tại khoản 2 điều 9 của của thông tư 111/2013/TT-BTC)
+ Giảm trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học(hướng dẫn tại khoản 3 điều 9 của của thông tư 111/2013/TT-BTC)
- Tổng lương nhận được: Là toàn bộ thu nhập người lao động nhận được trong kỳ tính thuế bao gồm lương, phụ cấp, các khoản bổ sung(bao gồm cả tiền thưởng lễ, tết)
-Thuế suất: Áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
Công thức tính số thuế phải nộp |
1 |
Đến 5 |
5 |
Thu nhập tính thuế (TNTT) x 5% |
2 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
TNTT x 10% - 250.000 đ |
3 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
TNTT x 15% - 750.000 đ |
4 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
TNTT x 20% - 1.650.000 đ |
5 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
TNTT x 25% - 3.250.000 đ |
6 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
TNTT x 30% - 5.850.000 đ |
7 |
Trên 80 |
35 |
TNTT x 35% - 9.850.000 đ |
Ta sẽ tính bằng cách khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên
+ Với cá nhân cư trú khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần
+ Tiền ăn, tiền lương tăng ca của lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng không được miễn thuế thu nhập cá nhân
+ Cá nhân có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ giảm trừ gia cảnh chưa đến mức nộp thuế thi các cá nhân đó làm cam kết 02/CK-TNCN theo mẫu tại thông tư 92/2015/TT-BTC gửi tổ chức chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN
Điều kiện để được làm cam kết 02/CK-TNCN:
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú bằng thu nhập chịu thuế x thuế suất toàn phần 20%
Thuế suất là 5% trên tổng thu nhập
Căn cứ tính thuế: Thu nhập tính thuế và thuế suất 0.1% (0.1% giá trị chuyển nhượng
- Thuế suất là 2% trên giá trị chuyển nhượng
- Có mức giảm trừ là 10 triệu đồng
- Thuế suất: 5%
- Có mức giảm trừ gia cảnh là 10 triệu đồng
-Thuế suất là 10%
Tháng 2/2020 Chị Phạm Thu Giang làm việc tại một doanh nghiệp tại Yên Bái được nhận lương tháng 13 của năm 2019 là 10 triệu đồng, lương tháng 2 /2020 là 12 triệu đồng sau khi trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc). Ngoài ra chị còn được phụ cấp trách nhiệm 1 triệu đồng, phụ cấp khu vực miền núi 0.5 triệu đồng, chị đã đóng góp cho mặt trận tổ quốc tỉnh là 1.2 triệu đồng để ủng hộ gia đình bị lũ quét
Chị bán 1 căn hộ 1,2 tỷ đồng, căn hộ này mua của công ty bất động sản ABC với tổng giá ghi trên hóa đơn là 1.05 tỷ đồng
Chị có 2 con đang đi học phổ thông và trực tiếp nuôi dưỡng mẹ già năm nay 72 tuổi, mẹ của chị có sổ tiết kiệm nhận lãi là 1,5 triệu đồng/tháng
Cách tính thuế thu nhập cá nhân của chị Giang như thế nào ?
Dưới đây Kế Toán Minh Việt sẽ hướng dẫn chi tiết về cách tính thuế thu nhập cá nhân của chị Giang như sau:
Chị Giang làm việc tại một doanh nghiệp ở Yên Bái, là cá nhân cư trú tại Việt Nam
Hai con chi đang học phổ thông, đủ điều kiện là người phụ thuộc
Mẹ của chị năm nay 72 tuổi chị đang trực tiếp nuôi dưỡng những lại có thu nhập 1,2 triêu/tháng nên không thỏa mãn điều kiện là người phụ thuộc
1/ Xác định thuế TNCN từ tiền lương, tiền công:
Lương tháng 13 của năm 2019: 10.000.000 VNĐ (1)
Lương tháng 2 năm 2020 sau khi trừ BHXH bắt buộc : 13.000.000 VNĐ (2)
Phụ cấp trách nhiệm: 1.000.000 VNĐ (3)
Phụ cấp khu vực miền núi : 500.000 VNĐ (Không tính vào TNCT) – Không tính bỏ (4)
Xác định các khoản giảm trừ:
Giảm trừ bản thân: 11.000.000 VNĐ (5)
Người phụ thuộc 2 con: 4.400.000 x2 = 8.800.000 (6)
Đóng góp từ thiện: 1.200.000 (7)
Ta dựa trên công thức tính thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần)
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được – các khoản miễn thuế
Suy ra được
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ = (1)+(2)+(3) – (5) + (6) + (7) = 24.000.000 – 21.000.000 = 3.000.000 VNĐ
Dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần thì số thuế của chi giang phải nộp thuộc bậc 2
Do vậy số thuế thu nhập cá nhân của chi Giang phải nộp từ tiền lương tiền công = 3.000.000*10%-250.000=100.000 VNĐ
2/ Thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản = 1.200.000.000 * 2%= 24.000.000
Như vậy: Chị Giang phát sinh các khoản thuế TNCN phải nộp
Tiền lương tiền công: 100.000 VNĐ
Chuyển nhượng bất động sản: 24.000.000 VNĐ
Tổng cộng tất cả các khoản thuế thu nhập cá nhân mà chị Giang nộp là 24.100.000 VNĐ
Nếu bạn không tự làm được quyết toán thuế TNCN mời bạn tham khảo thêm: Dịch vụ quyết toán thuế
Kiểm ra thu nhập be
Kiểm ra thuế thu nhập bao nhiêu
Cách tinh thuế tncnluong tổng tất cả các phu cao9tr thì mjnh.phải đong mỗi tang bao nhiêu