Hướng dẫn cách tính giá thành trong công ty sản xuất năm 2020 và các phương pháp tính giá thành phổ biến trong doanh nghiệp sản xuất
Để biết cách tính giá thành trong công ty sản xuất thì kế toán cần phải chủ động hiểu về quy trình sản xuất giống như người kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm trong mỗi công đoạn để sản xuất ra sản phẩm đó cần hiểu sử dụng công cụ thiết bị gì, đẫ tiêu hao những nguyên vật liệu gì, định mức chuẩn bao nhiêu, sử dụng những vật tư gì để bổ sung
Ngoài ra người kế toán cần hiểu thêm về định mức cũng như các sổ sách chứng từ cần có để tính giá thành
+ Phiếu nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Phiếu nhập thành phẩm
+ Phiếu kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng
+ Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
+ Phiếu kiểm kê thành phẩm dở dang
+ Sổ chi tiết 152, bảng tổng hợp 152
+ Sổ chi tiết 155, bảng tổng hợp 155
+ Bảng lương
+ Bảng khấu hao tài sản cố đinh, phân bổ công cụ dụng cụ
+ Và các phiếu chi, chứng từ chi phí sx chung khác
+ Bảng tính và phân bổ giá thành
+ Bảng định mức sản xuất
+ Kế toán căn cứ vào định mức để xuất vật tư theo lệnh sản xuất
+ NVL chính thì xuất theo định mức, cuối tháng kiểm kê tồn thực tế, so sánh với số liệu được tính toán theo số xuất theo định mức. Nếu lệch quá lớn cần xem xét lại quy trình quản lý từ khâu sản xuất tới khâu hành chính. Mỗi công ty một sự hao hụt khác nhau. Ở công ty KhongMinh thì cho phép hao hụt +-5%
+ NVL phụ thì không làm định mức được, buộc phải thực hiện theo phương pháp kiểm kê định kỳ cuối tháng, tính ra được số xuất. Và phân bổ giá trị theo NVL chính
+ Công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ, thuê nhà xưởng, tiền lương trực tiếp, và chi phí sản xuất chung khác được phân bổ theo giá trị của NVL trực tiếp.
+ Sản phẩm dở dang cần được kiểm kê cuối tháng. Form kiểm kê phải xác định rõ dở dang ở công đoạn nào, hoàn thành bao nhiêu % để dễ dàng quy ra được vật liệu đã tiêu hao trong tháng để hình thành nên, và kỳ sau sẽ phải tiêu hao bao nhiêu vật tư tiếp ở những công đoạn sau cho đến khi hoàn thiện.
Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít và sản xuất với số lượng lớn. Những doanh nghiệp với quy trình sản xuất phức tạp cũng có thể áp dụng phương pháp này, nhưng cần phải sản xuất ít loại sản phẩm với số lượng lớn.
Công thức: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng cùng một quy trình sản xuất, cùng một nguyên vật liệu và lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp sản xuất quần áo, giày dép; doanh nghiệp đóng gói bao bì; doanh nghiệp chế biến nông sản;…
Công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc
Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại
( Hệ số quy đổi cần phải được xác định cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1)
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách, phẩm chất khác nhau. Chính vì vậy, khi hạch toán, kế toán sẽ tập hợp chi phí theo các nhóm sản phẩm.
Công thức:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x giá thành tỷ lệ
Các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này là các doanh nghiệp có quá trình sản xuất ngoài thu được sản phẩm chính còn cả những sản phẩm phụ, điển hình là các doanh nghiệp chế biến dầu thô hay các doanh nghiệp sản xuất gỗ
Công thức
Tổng giá thành SP chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ- Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
Với việc xác định giá thành trên từng đơn hàng, phương pháp này phù hợp với các công ty xây dựng, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự án hay các công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng.
Công thức
Giá thành của từng đơn hàng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.
Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có nhiều công đoạn nối tiếp nhau. Mỗi công đoạn của quy trình có một thành phẩm riêng biệt và thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng hay quần áo thời trang,…
Cách tính
Doanh nghiệp tiến hành tập hợp chi phí trên từng công đoạn, tính giá trên các công đoạn trung gian, từ đó tính ra giá thành của thành phẩm cuối cùng của quy trình.
Trên là bài viết về cách tính giá thành trong công ty sản xuất
Chúc các bạn thành công !
Bài viết liên quan
⇒ Dịch vụ kế toán công ty sản xuất
⇒ Doanh nghiệp sản xuất nào đủ điều kiện hoàn thuế